Xuất khẩu gạo Việt Nam trong đại dịch COVID-19: Cơ hội và thách thức

Thực trạng xuất khẩu gạo năm 2020

Xuất khẩu gạo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Những năm trở lại đây, lĩnh vực sản xuất gạo đã có những bước chuyển biến tốt, hiện có mặt trên 150 nước và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, trước tình hình dịch Covid -19 bùng phát; ngành xuất khẩu gạo đã trải qua nhiều khó khăn, khủng hoảng. Cùng Lộc Việt cập nhật thực trạng hiện tại, các cơ hội và thách thức đối với ngành xuất khẩu gạo nhé!

Thực trạng xuất khẩu gạo

Năm 2020

Hoạt động xuất khẩu gạo đã gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Chủ yếu do sự tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19. Việc xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6,25 triệu tấn ( trị giá 3,12 tỷ USD). Mặc dù sản lượng gạo giảm khoảng 1,9% so với năm 2019 nhưng trị giá xuất khẩu đã tăng lên đến 11,2%. Giá xuất khẩu trung bình cả năm tăng 13,3% so với năm 2019, đạt 499 USD/tấn.

 Thực trạng xuất khẩu gạo năm 2020
Thực trạng xuất khẩu gạo năm 2020

Trong đó, thị trường xuất khẩu gạo chính của nước ta là châu Á. Đặc biệt là Philippines, luôn ở vị trí đầu tiên về xuất khẩu gạo khi chiếm khoảng 33,9% thị phần. Hơn nữa, trong năm 2020, việc xuất khẩu gạo sang thị trường này đã đạt được 2,22 triệu tấn và 1,06 tỷ USD. Tăng lên 4% về khối lượng, 19,3% về giá trị so với năm 2019.

Năm 2021

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) thì kế hoạch sản xuất lúa gạo của Việt Nam là gieo trồng 7,257 triệu ha. Với sản lượng thu hoạch khoảng từ 43,3 đến 43,5 triệu tấn thóc. Tương đương với 26 triệu tấn gạo. Dự tính nhu cầu sản xuất và phân phối trong nước sẽ gần 30 triệu tấn thóc. Số còn lại là 13 triệu tấn, tương đương với 6,5 triệu tấn gạo cần xuất khẩu trong năm 2021.

Thực trạng xuất khẩu gạo năm 2021
Thực trạng xuất khẩu gạo năm 2021

Trong 5 tháng đầu năm 2021, ngành xuất khẩu gạo cả nước đạt gần 2,6 triệu tấn (tương đương 1,41 tỷ USD). Được biết, giá xuất khẩu trung bình đạt 542,8 USD/năm. Đặc biệt, Philippines luôn đứng thứ nhất trong việc tiêu thụ gạo Việt Nam. Tiếp đến là Trung Quốc và đứng thứ ba là Ghana. 

Cơ hội và thách thức trong lĩnh vực xuất khẩu gạo

Cơ hội

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và lây lan nhanh trên thế giới. Khiến nhu cầu lương thực, thực phẩm ở nhiều quốc gia tăng cao. Điều này dẫn đến nhu cầu dự trữ gạo ở nước ngoài gia tăng. Đặc biệt là nhu cầu mua lúa gạo của các thị trường nhập khẩu lớn như Philippines, Trung Quốc, Ghana, Malaysia, Papua New Guinea,… 

Việt Nam đã trở thành nguồn cung dồi dào
Việt Nam đã trở thành nguồn cung dồi dào

Trong khi đó, những đối thủ cạnh tranh với Việt Nam hiện đang gặp phải tình thế khó khăn. Còn Việt Nam đã trở thành nguồn cung dồi dào. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Hơn nữa, Việt Nam đã đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo. Thông qua các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã được ký kết như Hiệp định EVFTA; RCEP; UKVFTA và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU). Năm 2021, với mức thuế vô cùng ưu đãi trong các hiệp định trên, gạo Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và cơ hội tăng trưởng tại EU, Anh cũng như các nước thuộc EAEU.

Thách thức

Việt Nam phải đối mặt với nhiều trở ngại, thách thức do sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng, dịch bệnh, hạn mặn. Đồng thời, phải giải quyết những yêu cầu khắt khe của thị trường về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Vì nhiều nước theo xu hướng tự cung tự cấp lúa gạo và hạn chế nhập khẩu. Ngoài ra, một số nước còn áp dụng KHCN vào sản xuất gạo nhằm nâng cao năng suất. Điều này khiến thị trường Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt.   

Các giải pháp đẩy mạnh ngành xuất khẩu gạo Việt Nam

Từ cơ quan quản lý Nhà nước

Cần tiếp tục khảo sát và hoàn thiện các cơ chế điều hành xuất khẩu gạo. Quản lý hoạt động xuất khẩu gạo của các thương nhân. Tạo điều kiện cho thương nhân tham gia xuất khẩu gạo và chuỗi giá trị gạo toàn cầu.

Khuyến khích các thương nhân nhu cầu mua lúa gạo của các thị trường nhập khẩu lớn , giá trị cao. Có thể thuê các kho chứa, cơ sở xay xát và chế biến thóc, gạo để giải quyết như cầu kinh doanh. 

Giải pháp từ cơ quan quản lý Nhà nước
Giải pháp từ cơ quan quản lý Nhà nước

Bộ Công Thương sẽ chủ trì và phối hợp cùng các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Nhằm triển khai và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các FTA đã ký kết một cách hiệu quả. Song, Bộ sẽ triển khai các giải pháp về cơ chế chính sách, tháo gỡ các rào cản về kỹ thuật và thương mại. Nội luật hóa cam kết quốc tế, các thủ tục hải quan và logistics… 

Tăng cường chọn tạo, phát triển giống lúa tốt, ưu tiên các giống lúa thơm, đặc sản. Kiểm soát nghiêm ngặt quy trình sản xuất để chất lượng sản phẩm được đồng nhất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Từ doanh nghiệp

Chủ động tìm hiểu về các FTA; nghiên cứu và thực hiện các văn bản hướng dẫn thực thi FTA của Chính phủ, Bộ và các ngành liên quan. 

Chủ động về việc chuẩn bị năng lực, nguồn hàng. Giúp nâng cao mức độ cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch bài bản, lâu dài. 

Giải pháp từ doanh nghiệp
Giải pháp từ doanh nghiệp

 

Nâng cao năng lực trong quy trình sản xuất, kinh doanh thông qua việc ứng dụng KHCN. Nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, áp dụng các mô hình hiện đại thành công để tạo sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh. 

Thực hiện và tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc, tăng cường kiểm tra và giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Để có những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

LỘC VIỆT – TỰ HÀO GIÁ TRỊ VIỆT

  • Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Thanh Oai, Xã Bích Hòa, Huyện Thanh Oai, Hà Nội
  • Email: locviet@ibcgroup.vn
  • Hotline: 0915039966

Bình Luận

Bình Luận

ZALO

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TÔI MUỐN BÁO GIÁ SẢN PHẨM

*
091 503 9966