Thị trường lúa gạo – Giá xuất khẩu ở các thị trường chính ổn định

Thị trường lúa gạo quốc tế

Theo một số thông tin cập nhật trong thời điểm vừa qua, giá xuất khẩu gạo tại các thị trường chính khá ổn định. Một số thương nhân Thái Lan có sự lo ngại về việc tàu trở nên khan hiếm hơn. Bên cạnh đó, thị trường lúa gạo nội địa có xu hướng biến động và chậm lại vào cuối tuần. Bài viết sau đây, Lộc Việt sẽ giúp bạn cập nhật những thông mới về thị trường lúa gạo trong và ngoài nước hiện nay. 

Thị trường lúa gạo quốc tế

Giá xuất khẩu ở thị trường chính ổn định

  • Ở Châu Á, giá gạo xuất khẩu tại những thị trường chính đã được ổn định trong tuần này. Trong số đó có Ấn Độ, là thị trường điều hướng nguồn cung thấp hơn. Khi đó, các thương nhân Thái Lan phải tiếp tục vật lộn với những hạn chế về mặt vận chuyển.
Thị trường lúa gạo quốc tế
Thị trường lúa gạo quốc tế

 

  • Tại Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm được báo ở mức 360-363 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước đó. Bên cạnh đó, đồng Rupee giảm giá nhưng giá gạo nội địa vẫn tăng do nguồn cung ít hơn. Đặc biệt, nguồn cung có thể sẽ về nhiều hơn từ những vụ mùa trước kể từ tháng sau.

Thương nhân Thái Lan lo ngại vì sự khan hiếm tàu

  • Ở Thái Lan, giá trị gạo 5% tấm không thay đổi và ở mức 385-420 USD/tấn. Các thương nhân cho biết tàu vẫn đang khá khan hiếm. Trong khi đó, giá gạo 5% tấm Việt Nam vẫn giữ mức ổn định 430-435 USD/tấn. 
  • Được biết, xuất khẩu gạo Việt Nam trong tháng 9 vừa qua tăng 19% so với tháng trước đó, lên đến mức 593.624 tấn. Ngoài ra, tổng lượng gạo xuất khẩu của 9 tháng đầu năm trên cả nước giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Thị trường lúa gạo nội địa

Lượng gạo nguyên liệu về ít lại

Trong tuần này, số lượng gạo nguyên liệu đã về ít lại. Bên cạnh đó, chất lượng các ghe về không được đều do yếu tố thời tiết, giá gạo bị biến động trái chiều. Đầu tuần, các kho có nhu cầu mua nhiều gạo Đài Thơm 9, OM18 và OM5451. Các nhà máy đưa ra giá chào khoảng 100-200 đ/kg, một số kho khi thiếu hàng vẫn chấp nhận mua. 

Thị trường lúa gạo nội địa
Thị trường lúa gạo nội địa

Khi đó, nhu cầu mua phụ phẩm cao, các Nhà máy dễ dàng ra hàng. Từ đó, giá cả của các loại phụ phẩm khá cao và nguồn ít do mới khoảng đầu mùa vụ. Tuy vậy, sức mua của các dần chậm lại dẫn đến giá gạo giảm nhẹ khoảng 50-100 đ/kg. 

Nhà máy kéo giá gạo tăng 

Tại Sa Đéc

Loại gạo (NL/TP)

Chi phí trước đó (đồng/kg) Chi phí gia tăng (đồng/kg)
NL IR 50404 HT 8.000-8.050 8.300-8.350
NL OM5451 HT 8.500-8.600 9.100-9.200
NL OM18 8.900-9.000 9.300-9.350
TP IR 50404 HT 8.950-9.000 9.100-9.200
TP OM5451 HT 9.800-9.900 10.200-10.300
TP OM18 10.300-10.400 10.600

Tại Cái Bè

Loại gạo (NL) Chi phí (đồng/kg)
NL IR 50404 8.100-8.300 (tùy vào chất lượng)
NL OM5451 9.200-9.300
NL OM18 9.200-9.400 (gạo kho)/ 9.400-9.500 (gạo chợ)
NL Đài Thơm 8 9.400-9.600 (tùy vào chất lượng)

 

Nhu cầu tấm thơm nhiều dành cho khách thương nhân quốc tế

Khi nhu cầu mua tấm thơm nhiều đồng nghĩa với việc nhà máy chào giá cao hơn trước. Các kho khảo sát giá mua nhiều tấm thơm để giao hợp đồng cũ với khách thương nhân quốc tế đến Châu Phi. Nguồn cung thơm tấm ít còn tùy thuộc vào chất lượng, nhà máy có lượng chào giá bán khá cao. Vào đầu tuần, giá chào ở mức 7.700-7.900đ/kg (tại nền, tùy mặt tấm sẽ tăng 200đ/kg so với cuối tuần trước).

THÔNG TIN LIÊN HỆ

LỘC VIỆT – TỰ HÀO GIÁ TRỊ VIỆT

  • Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Thanh Oai, Xã Bích Hòa, Huyện Thanh Oai, Hà Nội
  • Email: locviet@ibcgroup.vn
  • Hotline: 0915039966

Bình Luận

Bình Luận

ZALO

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TÔI MUỐN BÁO GIÁ SẢN PHẨM

*
091 503 9966