Tình hình xuất khẩu gạo có xu hướng giảm về sản lượng nhưng gia tăng về giá trị. Nhờ đó mà thu nhập của bà con nông dân cũng được cải thiện và tốt hơn trước. Trong đó; về thị trường, Philippines vẫn là nước đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu gạo của Việt Nam khi chiếm 34,5% thị phần trong 9 tháng đầu năm. Tuy vậy, một số biến động, sự thay đổi bất chợt gây ảnh hưởng và tạo sự khó khăn cho quy trình xuất khẩu. Vậy, những bất lợi, khó khăn đó là gì? Tình hình trở nên khả quan ra sao? Cùng Lộc Việt tìm hiểu những thông tin sau đây bạn nhé!
Tình hình xuất khẩu gạo
Khó khăn, trở ngại ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo
Thời gian vừa qua, quy trình xuất nhập khẩu gạo bị ảnh hưởng tiêu cực do một số nguyên nhân. Trong đó; phải kể đến những chuyển biến do dịch Covid-19 đã bùng phát ở nhiều nơi. Điển hình là những khu vực sản xuất hàng hóa lớn và có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu đứng đầu nước ta.
Việc thực hiện quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đã làm trì hoãn quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Đồng thời, việc thiếu container rỗng và sự tăng mạnh về giá cước cũng là trở ngại cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
Tình hình trở nên khả quan trở lại
Trước những khó khăn, trở ngại trong việc tiêu thụ và thu mua lúa; ngành nông nghiệp ở các tỉnh đã đẩy nhanh những giải pháp hỗ trợ hợp lý. Chẳng hạn như việc chỉ đạo các địa phương nên chủ động về thủ tục nhằm tạo điều kiện cho thương lái đến thu mua và vận chuyển lúa gạo. Trong trường hợp không có nhân công hoặc máy móc thu hoạch lúa, các thiết bị công nghệ thì phải đề xuất với UBND huyện. Để đưa ra yêu cầu với xã, phường, thị trấn ký giấy xác nhận để người dân đi lại thuận tiện. Cho đến hiện tại, những khó khăn đã dần được tháo gỡ và cải thiện tốt hơn. Nhằm lấy lại những giá trị mà bà con nông dân cần phải có và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trở lại.
Mức chi phí gia tăng của lúa gạo tại một số khu vực
Mức chi phí gia tăng của lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng ổn định. Cụ thể như sau
Giá lúa gạo tại Cần Thơ
- Lúa tươi IR50404 ổn định ở mức 4.400-4.600 đồng/kg
- Lúa OM 5451 4.900-5.300 đồng/kg
- Đài thơm 8 5.400-5.600 đồng/kg.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thì trong tuần qua, giá lúa tại các địa phương đều đã tăng trở lại khoảng từ 50-200 đồng/kg. Điển hình như lúa thường tươi được bán tại ruộng ở Tiền Giang tăng 50 đồng, lên 4.950 đồng/kg. Tại An Giang, tăng 150 đồng, lên 4.950 đồng/kg và Bạc Liêu tăng 200 đồng, lên 4.950 đồng/kg.
Giá gạo tại An Giang
Một số loại gạo được bán tại chợ lẻ tỉnh An Giang như:
- Gạo thường 10.500 – 11.500 đồng/kg
- Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg
- Gạo thơm thái hạt dài 17.000 – 18.000 đồng/kg
- Gạo thơm Jasmine 14.000 – 15.000 đồng/kg
- Gạo Hương Lài 18.000 đồng/kg
- Gạo trắng thông dụng 15.000 đồng/kg
- Nàng Hoa 16.200 đồng/kg
- Gạo Sóc thường 13.500 – 14.000 đồng/kg
- Sóc Thái 18.000 đồng/kg
- Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg
- Gạo Nhật 19.000 đồng/kg
- Cám 8.000 đồng/kg.
Cũng theo VFA, giá gạo ở các địa phương đã tăng khoảng từ 50-350 đồng/kg tùy thuộc vào từng loại gạo. Tại Long An, gạo xát trắng loại 1 tăng lên 50 đồng là 9.550 đồng/kg. Tại An Giang, xát trắng loại 1 tăng lên 100 đồng là 9.350 đồng/kg. Còn gạo lứt loại 1 tại Đồng Tháp tăng lên 175 đồng là 8.300 đồng/kg thì ở An Giang tăng mạnh lên 350 đồng là 8.350 đồng/kg.
Lời kết
Qua đó, cho thấy việc giá lúa gạo có thể tăng trở lại khiến cho tình hình xuất khẩu gạo khả quan hơn là nhờ vào sự nới lỏng và mức độ ổn định của thị trường. Từ đó, việc thu mua lúa gạo cũng như việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài cũng dần thuận lợi hơn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
LỘC VIỆT – TỰ HÀO GIÁ TRỊ VIỆT
- Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Thanh Oai, Xã Bích Hòa, Huyện Thanh Oai, Hà Nội
- Email: locviet@ibcgroup.vn
- Hotline: 0915039966