Tình hình dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa qua bùng phát đã khiến ngành thu hoạch và sản xuất nông sản bị đình trệ. Khó khăn cứ thế chồng chất gây ra sự biến đổi cho thị trường xuất khẩu lúa gạo. Đồng thời, việc tiêu thụ nông sản trong nước cũng trở chật vật hơn bao giờ hết. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng khó khăn mà bà con nông gặp phải. Những phương án được đưa ra để giải quyết là gì? Cùng Lộc Việt tìm hiểu thông tin cụ thể qua bài viết sau đây nhé!
Tình hình nông sản tiêu thụ chậm giữa dịch Covid
Theo thống kê từ Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương thì trong tình hình dịch Covid-19 ở nước ta đã diễn ra phức tạp. Gây nên nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, mất đi cơ hội việc làm chính trong một thời gian dài. Do đó, các mặt hàng nông sản như lúa, gạo gặp nhiều khó khăn dẫn đến mức giá bán ra thấp hơn. Ảnh hưởng trực tiếp đến người dân địa phương và cả doanh nghiệp.
- Tại Tiền Giang, đã tồn đọng với mức sản lượng gạo ước tính là 1.514.900 tấn.
- Tại Đắk Lắk, một số hợp đồng xuất khẩu nông sản đã bị hủy hoặc tạm dừng hợp tác với đối tác nước ngoài.
- Tại Long An, giá cả nông sản ở mức tương đối ổn định dù cho giá không như trước nhưng bà con nông dân vẫn có được lợi nhuận.
- Tại Trà Vinh, một số loại nông sản bị rớt giá, mức tiêu thụ chậm hơn và bị tồn đọng.
- Tại Hà Tĩnh, các mặt hàng nông sản không được thu mua khiến giá giảm liên tục.
- Tại Kon Tum, không tiêu thụ được nông sản do những trở ngại từ thiên tai, dịch bệnh.
Doanh nghiệp Lộc Việt hỗ trợ bà con nông dân như thế nào?
Qua một số thống kê cho thấy việc xuất khẩu lúa gạo đang có phần giảm nhiệt do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Vì thế, giá thu mua tại một số tỉnh, thành có chiều hướng đi xuống. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh việc thu mua để tích trữ và cung ứng cho xuất khẩu vào cuối năm. Ở Sóc Trăng, sản lượng lúa vụ Hè Thu trên dưới 800 ngàn tấn; do đó, tỉnh đã tích cực thực hiện những biện pháp nhằm giúp bà con nông dân thu hoạch và tiêu thụ lúa.
Xây dựng phương án cụ thể cho người dân
Lộc Việt đã lập ra các kế hoạch, phương án cũng như việc hướng dẫn cụ thể trong ngành sản xuất lưu thông tiêu thụ hàng hóa tại thời điểm thực hiện giãn cách. Đưa ra các hướng dẫn thu hoạch mùa vụ, thu mua. Việc này được thực hiện trong thời gian tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đưa ra những phương án dự phòng. Với các tình huống dịch bệnh thuộc lĩnh vực ngành quản lý. Từ đó, giải quyết vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại thời điểm dịch bệnh bùng phát.
Hơn nữa, để giải quyết những vấn đề nan giải về tiêu thụ lúa gạo, doanh nghiệp Lộc Việt đã kết nối với những hệ thống bán lẻ nhằm phân phối số lượng lớn vào các siêu thị trong nước và xuất khẩu.
Phổ biến cho bà con nông dân kỹ thuật sản xuất an toàn
Giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các loại phân bón hóa học. Thay vào đó là các loại phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Vừa tiết kiệm chi phí đầu tư vừa bảo vệ sức khỏe, môi trường. Hơn nữa, năng suất và giá thành của sản phẩm cũng tăng hơn trước. Đặc biệt, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, tạo lòng tin đối với sản phẩm. Từ đó, việc sản xuất và phân phối nông sản cũng có đà để quay trở lại và phát triển mạnh mẽ.
Hỗ trợ vận chuyển
Hiện nay, tình hình dịch bệnh đã cải thiện hơn và việc vận chuyển hàng hóa cũng dễ dàng hơn. Lộc Việt nhân cơ hội thực hiện những chính sách hỗ trợ chủ xe, lái xe nhằm giảm chi phí vận chuyển. Nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn, thống nhất giữa các tỉnh, thành phố,… Nhằm giúp bà con nông dân tiêu thụ nông sản nhanh hơn cũng như đáp ứng nhu cầu cung ứng tại các kênh phân phối.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
LỘC VIỆT – TỰ HÀO GIÁ TRỊ VIỆT
- Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Thanh Oai, Xã Bích Hòa, Huyện Thanh Oai, Hà Nội
- Email: locviet@ibcgroup.vn
- Hotline: 0915039966