Tìm hiểu đặc điểm của các vùng trồng lúa chính tại Việt Nam

Vùng trồng lúa chính đồng bằng sông Hồng

Việt Nam là đất nước có những lợi thế đặc biệt trong việc trồng trọt và sản xuất lúa gạo. Ngày nay, lúa gạo là một phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc Tế (IRRI), diện tích trồng lúa chiếm 82% diện tích đất canh tác ở Việt Nam. Được biết, Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là hai vùng có thế mạnh đặc biệt về việc sản xuất lúa gạo. Cùng Lộc Việt tìm hiểu về đặc điểm của các vùng trồng lúa và các vụ lúa ở từng vùng nhé!

Vùng trồng lúa chính đồng bằng sông Hồng (ĐBSH)

Đặc điểm vùng ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng là tên gọi chung của vùng đất được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng và sông Thái Bình. Đất đai trong vùng khá màu mỡ do được phù sa của hệ thống sông bồi đắp. Nguồn nước cả trên mặt lẫn nước ngầm đều có chất lượng rất tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo. ĐBSH có hai vụ lúa chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa.

Vùng trồng lúa chính đồng bằng sông Hồng
Vùng trồng lúa chính đồng bằng sông Hồng

Các vụ lúa trong năm ở ĐBSH

  • Vụ lúa chiêm xuân: Gieo cấy lúa vào khoảng cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. Và tiến hành thu hoạch vụ lúa vào cuối tháng 5 năm sau. Bởi vì vụ lúa chiêm xuân rơi vào mùa đông, thời tiết khô và lạnh. Do đó, những bà con nông dân và nhà đầu tư phải chọn các giống lúa có khả năng chịu rét cao. Đặc biệt, chú ý cung cấp lượng nước đầy đủ cho ruộng. 
  • Vụ lúa mùa: Thường bắt đầu gieo cấy lúa vào cuối tháng 5. Tiến hành thu hoạch vào khoảng giữa tháng 11. Đối với các vụ lúa mùa ở ĐBSH, cần linh hoạt trong quá trình lựa chọn giống lúa. Tùy theo những tình hình thời tiết khác nhau, đặc điểm mưa. Để đảm bảo khả năng sinh trưởng và phát triển của cây được tốt hơn.

Vùng trồng lúa chính đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Đặc điểm vùng ĐBSCL

Nhờ vào đặc điểm khí hậu cận nhiệt đới nóng ẩm mà đồng bằng Sông Cửu Long có điều kiện vô cùng thuận lợi để thâm canh cây lúa. Vùng ĐBSCL chủ yếu gieo cấy lúa theo 2 vụ chính là vụ chiêm và vụ mùa. Bên cạnh đó, còn có vụ hè thu.

Vùng trồng lúa chính đồng bằng sông Cửu Long
Vùng trồng lúa chính đồng bằng sông Cửu Long

Các vụ lúa mùa trong năm ở ĐBSCL

  • Vụ mùa: Bắt đầu gieo trồng từ khoảng tháng 5, 6 và thu hoạch vào khoảng tháng 11 (cuối mùa mưa). Bởi đặc tính canh tác vào mùa mưa nên cần chú ý chọn lọc các giống lúa có thời gian sinh trưởng dài. Đồng thời, chịu được mực nước sâu.
  • Vụ chiêm: Thực hiện gieo cấy khi vụ mùa vừa kết thúc. Thông thường sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 và tiến hành thu hoạch vào đầu tháng 4. Đối với các vụ mùa lúa trong năm ở ĐBSCL, vụ chiêm là một vụ lúa mới. Vậy, nên lựa chọn các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn để dễ dàng canh tác.
  • Vụ hè thu: Bắt đầu gieo sạ từ đầu tháng 4, chuyển sang công đoạn thu hoạch vào cuối tháng 8. Đặc biệt, thường sử dụng các giống lúa ngắn ngày.

Vùng trồng lúa chính ở Tây Bắc

Ở vùng Tây Bắc hiện có 4 cánh đồng dành cho việc trồng lúa lớn tương đối bằng phẳng. Cánh đồng lớn nhất có tên gọi là Mường Thanh ở Điện Biên, với gạo nổi tiếng Tám Điện Biên. Cánh đồng rộng thứ hai là Mường Lò ở Yên Bái, nổi tiếng với gạo nếp Tú Lệ. Thứ ba là cánh đồng Mường Than ở huyện Than Uyên, Lai Châu, với gạo Séng Cù đặc trưng. Cuối cùng là cánh đồng Mường Tấc ở huyện Phù Yên, Sơn La. Nổi bật với các loại gạo nếp dẻo, thơm ngon mềm xốp.

Sản lượng xuất khẩu lúa gạo tại Việt Nam 

Thống kê của Cục Xuất nhập khẩu cho thấy, gạo là mặt hàng có giá trị tăng trưởng cao nhất trong các mặt hàng nông nghiệp, đạt 1.6 tỷ USD, tăng 18.2%. Diện tích gieo trồng lúa mùa cả nước năm nay đạt 1.584,6 nghìn ha. Trong đó, các địa phương khu vực phía Bắc gieo cấy 1.050,2 nghìn ha. Riêng các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng gieo cấy đạt 484,4 nghìn ha. Các địa phương phía Nam gieo cấy 534,4 nghìn ha. 

Sản lượng xuất khẩu lúa gạo tại Việt Nam 
Sản lượng xuất khẩu lúa gạo tại Việt Nam

Theo đó, trung bình tổng sản lượng gạo Việt Nam có thể sản xuất ra được hàng năm là khoảng 26 – 28 triệu tấn gạo dành cho tiêu thụ trong nước. Khối lượng gạo xuất khẩu khoảng 6 – 6,5 triệu tấn gạo/năm. Lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Theo thời điểm hiện tại đã có hơn 2.000ha lúa hữu cơ ở nhiều tỉnh thành từ Bắc chí Nam. 

Lời kết

Cho đến nay, Lộc Việt tự hào rằng Việt Nam là một nước xuất khẩu gạo lớn trên thị trường thế giới. Đây là điều khiến cho Lộc Việt và hơn hết là bà con nông dân vô cùng tự hào. Vì công sức mà mình bỏ ra được đền đáp. Việt Nam phát triển được như ngày hôm nay đều là từ ngành trồng lúa nước. Đây mãi mãi là nghề truyền thống không thể thay thế. Không chỉ có giá trị vật chất to lớn, cây lúa còn lưu giữ giá trị tinh thần quý giá của dân tộc, là niềm tự hào to lớn của dân tộc ta.

Thông tin liên hệ:

Lộc Việt – Tự hào Giá trị Việt

  • Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Thanh Oai, Xã Bích Hòa, Huyện Thanh Oai, Hà Nội
  • Email: locviet@ibcgroup.vn
  • Hotline: 0915039966

Bình Luận

Bình Luận

ZALO

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TÔI MUỐN BÁO GIÁ SẢN PHẨM

*
091 503 9966